Không có nhà giao dịch nào trên thị trường tài chính lại muốn chứng kiến số vốn khó khăn mới kiếm được của mình tiêu tan. Tuy nhiên, thực tế lại nghiệt ngã – thua lỗ là một phần tất yếu trong hoạt động giao dịch. Để giảm thiểu thua lỗ và tăng lợi nhuận, bạn cần có một chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả. Nếu không có nó, khả năng mắc sai lầm tốn kém là rất lớn và tạo nguy cơ cho vốn của bạn. Vậy quản lý rủi ro là gì?

Trong bài hướng dẫn này, chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này và hướng dẫn bạn cách để xây dựng một kế hoạch quản lý rủi ro hiệu quả, cũng như giới thiệu cho bạn những công cụ quản lý rủi ro được các nhà giao dịch chuyên nghiệp sử dụng. Chúng ta hãy cùng bắt đầu nào!

Quản lý rủi ro là gì?

Quản lý rủi ro trong giao dịch là việc xác định, đánh giá và giảm thiểu rủi ro thua lỗ tiềm ẩn để bảo vệ các khoản đầu tư của bạn và tạo tiền đề cho sự tăng trưởng dài hạn. Phương pháp này giúp quản lý mọi tác động tiêu cực của giao dịch đồng thời duy trì tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận ở mức mong muốn.

Sau đây là những gì bạn cần làm để giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận giao dịch:

  • Xác định các rủi ro tiềm ẩn.
  • Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro chi tiết. Nghĩa là phải triển khai một bộ quy tắc và biện pháp để giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả và duy trì lợi nhuận trong dài hạn.
  • Hãy bám sát kế hoạch của bạn.

Kế hoạch quản lý rủi ro dựa trên khả năng chịu rủi ro và mục tiêu đầu tư của bạn. Kế hoạch cần ghi rõ tỷ lệ phần trăm trên tổng số vốn có thể mạo hiểm trong một giao dịch duy nhất và xác định tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận. Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận là một thước đo quan trọng để đảm bảo mức lợi nhuận tiềm năng của bạn lớn hơn mức thua lỗ tiềm năng. Một kế hoạch được chuẩn bị tốt sẽ mang lại cho các nhà giao dịch một lợi thế đáng kể. 

Người ta thường nói: “Bạn cần lập kế hoạch giao dịch và giao dịch theo kế hoạch“. Nghĩa là bạn phải có một chiến lược quản lý rủi ro được đầu tư kỹ lưỡng và thực hiện theo đúng chiến lược đó. 

Chiến lược phải xác định các điểm vào lệnh và thoát lệnh cũng như quy mô của vị thế nhằm giúp bạn giao dịch theo kế hoạch và hạn chế bị cảm tính lấn át.

Công cụ và kỹ thuật quản lý rủi ro

Vậy là chúng ta đã có lời giải cho câu hỏi “Quản lý rủi ro là gì”, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu những công cụ và kỹ thuật quản lý rủi ro hiệu quả nhất để giúp bạn hướng đến thành công.

Quy tắc 1%

Quy tắc 1% trong quản lý rủi ro nghĩa là không mạo hiểm quá 1% tổng số vốn giao dịch của bạn vào một giao dịch duy nhất. Điều này có nghĩa là nếu tổng số vốn giao dịch của bạn là $10.000 thì bạn không nên mạo hiểm quá $100 vào một giao dịch duy nhất. 

Trước tiên bạn cần xác định tổng số tiền bạn muốn đầu tư vào thị trường. Sau đó tính 1% của số tiền đó. Sử dụng số 1% mạo hiểm này để xác định khối lượng tài sản mà bạn có đủ khả năng giao dịch trong giới hạn rủi ro đã định.

Tất nhiên, số tiền đầu tư có thể khác nhau tùy thuộc vào chiến lược giao dịch mà bạn chọn. Một số nhà giao dịch thích mạo hiểm với tỷ lệ 2%, cách tiếp cận 1% được xem là thận trọng hơn. Bất kể bạn chọn 1% hay 2%, có một sự khác biệt rõ rệt giữa 1% và 10%. Bằng cách chấp nhận những rủi ro nhỏ, bạn tránh được các yếu tố có thể gây bất lợi cho lợi nhuận của mình về dài hạn, đồng thời không tạo rủi ro cho phần lớn số vốn của mình.

Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận

Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận là một thước đo quan trọng trong việc quản lý rủi ro. Phương pháp này nhằm định lượng mức lợi nhuận tiềm năng so với mức tổn thất tiềm năng trong một giao dịch nhất định. Nó đại diện cho mối quan hệ giữa số tiền bạn sẵn sàng mạo hiểm (thua lỗ tiềm năng) và lợi nhuận tiềm năng mà bạn muốn thu được từ một giao dịch. 

Mỗi nhà giao dịch phải tự xác định mức rủi ro/lợi nhuận mà họ cảm thấy có thể chấp nhận được và không bao giờ vượt quá giới hạn đó. Ví dụ: tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận 1/2 có nghĩa là đối với mỗi đơn vị rủi ro, bạn dự đoán lợi nhuận tiềm năng là 2 đơn vị.

Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận lý tưởng mà hầu hết các nhà giao dịch nhắm đến là 1:2 hoặc thậm chí 1:3. Ví dụ: giả sử bạn muốn mua cổ phiếu của một công ty đang giao dịch ở mức $50/cổ phiếu. Mức cắt lỗ của bạn là $48 mỗi cổ phiếu. Khi đó, rủi ro của bạn sẽ là $2 mỗi cổ phiếu. Vì bạn nhắm đến mức lợi nhuận gấp đôi số tiền rủi ro, nên mức lợi nhuận của bạn sẽ là $4 mỗi cổ phiếu. Cách này sẽ giúp bạn tuân thủ tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận là 1/2.

Lệnh cắt lỗ và chốt lời

Lệnh cắt lỗ và chốt lời là những công cụ quản lý rủi ro thiết yếu đối với các nhà giao dịch để có thể quản lý rủi ro và thực hiện giao dịch ở mức giá mong muốn. 

Các lệnh TP (Chốt lời) và SL (Cắt lỗ) nằm ở menu bên phải.

Lệnh cắt lỗ giúp bạn quyết định mức rủi ro tối đa mà bạn sẵn sàng chấp nhận và đóng vị thế khi giá đạt đến một mức xác định. Lệnh cắt lỗ sẽ tự động đóng vị thế khi giá giảm xuống mức bạn định trước, giúp hạn chế tổn thất tiềm ẩn. Đây là tấm lưới bảo hộ, giúp bạn kiểm soát cảm xúc và giúp các nhà giao dịch bảo vệ vốn của mình bằng cách xác định một điểm mà tại đó giao dịch không còn lợi nhuận và cần phải chấm dứt.

Lệnh chốt lời giúp bạn chốt giao dịch khi đã đạt mức lợi nhuận muôn muốn nhằm tránh rủi ro giá giảm tiềm ẩn. Khi cổ phiếu đạt đến mức chốt lời định trước, giao dịch sẽ tự động kết thúc. Nếu chưa đạt được mức chốt lời, giao dịch vẫn sẽ mở cho đến khi đạt mức chốt lời hoặc cho đến khi nhà giao dịch tự mình thoát lệnh, trừ trường hợp giao dịch đạt mức cắt lỗ định trước.

Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật như Đường Hỗ trợ và kháng cựĐường Trung bình động hoặc Đường Hồi quy Fibonacci để xác định các điểm dừng lỗ và chốt lời.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các tính năng cắt lỗ và chốt lời, cũng như tìm hiểu cách thiết lập các mức này trong phòng giao dịch, hãy xem bài viết Nâng tầm khả năng giao dịch của bạn với lệnh cắt lỗ và chốt lời.

Phòng ngừa rủi ro

Phòng ngừa rủi ro là một phương pháp quản lý rủi ro phổ biến, trong đó bạn sẽ đầu tư một khoản thứ hai để bù đắp cho rủi ro thua lỗ tiềm năng của khoản đầu tư thứ nhất. Trong giao dịch CFD, điều này có nghĩa là mở đồng thời vị thế mua và bán trên cùng một tài sản. Mục tiêu là để lợi nhuận từ một vị thế này có thể bù đắp ít nhất là một phần thua lỗ của vị thế kia.

Ví dụ: nếu một nhà giao dịch mở vị thế “Mua” đối với tài sản Ngoại tệ, họ có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách mở một giao dịch khác có cùng số tiền đầu tư theo hướng ngược lại bằng cách nhấp vào “Bán”. Theo cách này, lợi nhuận của giao dịch này có thể bù đắp ít nhất là một phần khoản thua lỗ của giao dịch kia. Điều quan trọng là phải hiểu rằng phòng ngừa rủi ro có thể làm giảm lợi nhuận tổng thể từ giao dịch, đó là lý do tại sao các nhà giao dịch thực hiện phương pháp này cần phải cẩn thận và tuân thủ kế hoạch giao dịch của họ.

Lời kết

Một kế hoạch quản lý rủi ro được xây dựng tốt, cùng với các công cụ chiến lược, là chìa khóa để mở ra thành công bền vững. Vì vậy, cho dù bạn chỉ mới bắt đầu hay đang tìm cách tinh chỉnh chiến lược của mình, bạn có thể quản lý các rủi ro tiềm ẩn bằng cách thực hiện các phương pháp này. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không có công cụ quản lý rủi ro nào có thể đảm bảo bảo vệ hoàn toàn khỏi biến động giá và các tổn thất tiềm ẩn.

Tuy nhiên, lưu ý rằng chìa khóa nằm ở sự điều chỉnh. Các nhà giao dịch thường điều chỉnh các kỹ thuật quản lý rủi ro để phù hợp với chiến lược giao dịch riêng của họ, điều kiện thị trường hiện tại và mức độ chấp nhận rủi ro cá nhân.

Giao dịch ngay