Mức hỗ trợ và kháng cự là các chỉ báo kỹ thuật quan trọng đóng vai trò cơ sở cho nhiều công cụ phân tích kỹ thuật. Các nhà giao dịch sẽ xác định mức hỗ trợ và kháng cự trong hành động giá để xác định các mức giá hợp lý để mua và bán chứng khoán.

Có phải bạn đang tìm cách để đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt, thay vì lựa chọn một cách bốc đồng và mang tính cảm xúc? 

Hỗ trợ và kháng cự là những chỉ báo quan trọng nhất trong giao dịch kỹ thuật, giúp bạn loại bỏ hầu hết các phỏng đoán và nắm bắt những cơ hội giao dịch tiềm năng. 

Mức hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự là các mức quan trọng trên đồ thị giá nơi áp lực mua và bán đang ở trạng thái cân bằng, khi đó giá có thể đi xuống hoặc vượt qua khỏi mức này. Đây là các mức giá nằm ngang thường được tạo ra bằng cách nối các mức cao của các thanh giá với các mức cao khác hoặc các mức thấp với các mức thấp khác. 

☝️
Mức hỗ trợ hoặc kháng cự được hình thành khi hành động giá của thị trường có sự đảo chiều và thay đổi hướng, dẫn đến sự hình thành của một đỉnh hoặc đáy (điểm đảo chiều)

Hỗ trợ là mức trên đồ thị giao dịch mà khi vượt qua nó thì giá của một tài sản sẽ không giảm, mà sẽ tăng trở lại. Đây giống như mức sàn giới hạn những chuyển động đi xuống. Tại thời điểm này, thường thì người mua sẽ muốn mua thêm tài sản trong khi người bán do dự trong việc bán, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu và do đó đẩy giá của tài sản lên cao.

Ngược lại, kháng cự là mức mà giá khó có thể vượt qua để đi lên và bị đẩy ngược trở xuống. Kháng cự là điểm giá khi tài sản có nguồn cung cao trong khi nguồn cầu thấp, điều này khiến giá của tài sản bị đẩy xuống và không thể tăng giá. Đây giống như mức trần hạn chế những chuyển động giá tiếp tục tăng.

Làm thế nào để xác định mức hỗ trợ và kháng cự

Để tránh tình trạng không chắc chắn khi giao dịch, các nhà giao dịch phải luôn xem xét mức hỗ trợ và kháng cự của tài sản trước khi thực hiện giao dịch.

Đường xu hướng

Đầu tiên, nhà giao dịch phải sử dụng các chỉ báo kỹ thuật để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Cách phổ biến nhất để xác định mức hỗ trợ và kháng cự là thông qua hành động giá, bằng cách xác định mức cao và mức thấp trong những khoảng thời gian cụ thể. Các mức này có thể là mức cao hoặc thấp đảo chiều gần đây hoặc các mức giá đáng kể chẳng hạn như vùng số tròn hoặc vùng tâm lý.  Các nhà giao dịch có thể sử dụng công cụ đường đồ họa để nối các mức cao và mức thấp và vẽ các đường cho phù hợp.

Các đường hỗ trợ và kháng cự (màu xanh lam) được xác định dựa trên hành động giá gần đây

Đường xu hướng là một công cụ đồ họa khác mà bạn có thể sử dụng. Những đường này sẽ nối hai hoặc nhiều điểm giá trên một đồ thị, và khiến chúng tiện dụng hơn. Khi diễn ra xu hướng tăng, đường xu hướng sẽ tương tự như mức hỗ trợ, ngược lại khi diễn ra xu hướng giảm, đường xu hướng sẽ tương tự như mức kháng cự.

Đường trung bình động

Một cách khác là sử dụng các đường trung bình động bao gồm các đường trung bình động 10 ngày, 20 ngày, 50 ngày, 100 ngày hoặc 200 ngày để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Đường trung bình động sẽ tương tự như mức hỗ trợ khi giá nằm ở trên nó; ngược lại, đường trung bình động sẽ tương tự như mức kháng cự khi giá nằm ở dưới nó. 

Chỉ báo đường trung bình động 20 ngày (đường màu đỏ) được sử dụng làm mức hỗ trợ và kháng cự đối với EUR/GBP 

Chỉ báo quy hồi Fibonacci trong hỗ trợ và kháng cự

Chỉ báo quy hồi Fibonacci là một công cụ phân tích kỹ thuật khác được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Chỉ báo này được dựa trên dãy Fibonacci, do nhà toán học người Ý Leonardo Fibonacci tìm ra. Chuỗi Fibonacci là một chuỗi số trong đó số đứng sau là tổng của hai số đứng trước, bắt đầu từ số 0 và 1. Các mức này được vẽ bằng các đường ngang để đánh dấu mức quy hồi phần trăm giữa các điểm cao và thấp của thị trường. 

Mức quy hồi Fibonacci được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng. Điều này có thể giúp các nhà giao dịch xác định các vùng chính nơi mình có thể vào hoặc thoát các vị thế, cũng như các mức dừng lỗ tiềm năng để quản lý rủi ro. Hãy tìm hiểu thêm về cách sử dụng các đường Fibonacci để xác định tín hiệu vào và thoát lệnh trong bài viết: Cách sử dụng các đường Fibonacci trong giao dịch.

Chỉ báo quy hồi Fibonacci áp dụng cho đồ thị giá easyJet

Chỉ báo đám mây Ichimoku

Chỉ báo đám mây Ichimoku, còn được gọi là Ichimoku Kinko Hyo, là công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng để xác định sức mạnh tổng thể và hướng đi của xu hướng. Chỉ báo Ichimoku giúp xác định sự đảo chiều có thể xảy ra của xu hướng và sự thay đổi động lượng trên thị trường. Chỉ báo đám mây Ichimoku bao gồm một số yếu tố, bao gồm Đường chuyển đổi (Tenkan-sen) (9 phiên) và Đường cơ sở (Kijun-sen) (26 phiên), đây là các đường hỗ trợ và kháng cự động. Mặc dù chỉ báo này trông có vẻ khá phức tạp, nhưng thực ra không khó nắm bắt và cực kỳ hữu ích. Để tìm hiểu cách sử dụng chỉ báo này để xác định các đường hỗ trợ và kháng cự, cũng như các điểm vào và thoát lệnh, hãy đọc thêm bài viết: Chiến lược chỉ báo đám mây Ichimoku — Chỉ báo hữu ích trong mọi tình huống.

Chỉ báo đám mây Ichimoku được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự trên Pfizer, Inc.

Các nhà giao dịch thường sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự Ichimoku kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác như Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), Trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD) và Dải bollinger để có thêm tín hiệu và cải thiện độ chính xác của giao dịch.

Hành động giá hỗ trợ kháng cự

Khi xác định được các mức hỗ trợ và kháng cự, các nhà giao dịch phải phân tích hành động giá xung quanh các mức này.

☝️
Nếu giá tăng trên mức kháng cự hoặc dưới mức hỗ trợ thì đây là dấu hiệu cho thấy một sự đảo chiều hoặc tiếp diễn có thể xảy ra của xu hướng.

  • Để vào một vị thế dài (“Mua”), nhà giao dịch có thể mở một giao dịch ngay trên mức hỗ trợ sau khi giá giảm. Để giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra trong trường hợp đảo chiều sang xu hướng giảm, nhà giao dịch có thể đặt lệnh dừng lỗ ngay dưới mức hỗ trợ khi đặt lệnh mua.
  • Trong trường hợp bán khống (“Bán”), nhà giao dịch cần chú ý đến mức kháng cự. Bạn có thể vào các vị thế ngắn ngay dưới mức kháng cự, với kỳ vọng giá sẽ giảm. Bạn có thể đặt mức dừng lỗ ngay trên mức kháng cự.

Mức hỗ trợ và kháng cự trên IQ Option

IQ Option là nền tảng giao dịch trực tuyến cung cấp nhiều công cụ tài chính, bao gồm Ngoại hối, cổ phiếu, hàng hóa và tiền mã hóa. Nền tảng này cung cấp nhiều công cụ phân tích kỹ thuật đa dạng, bao gồm tất cả các quyền chọn được đề cập ở trên.

IQ Option giúp nhà giao dịch xác định các mức giá chính nơi thị trường có khả năng xảy ra áp lực mua hoặc bán. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách vẽ các đường ngang trên đồ thị giá để xác định các mức nơi thị trường từng xảy ra hỗ trợ hoặc kháng cự.

Nền tảng IQ Option cho phép nhà giao dịch vẽ các mức hỗ trợ và kháng cự của họ theo cách thủ công. Nhà giao dịch có thể sử dụng các công cụ vẽ có trên nền tảng trong tính năng công cụ đồ họa để đánh dấu các mức giá quan trọng trên biểu đồ và theo dõi phản ứng của thị trường khi giá tiếp cận các mức đó.

Các công cụ đồ họa có sẵn trên nền tảng IQ Option

Với các công cụ hỗ trợ và kháng cự của IQ Option, nhà giao dịch có thể xác định các thiết lập giao dịch tiềm năng và xác định các điểm vào và thoát lệnh cho các giao dịch của mình. Các mức này cũng có thể được sử dụng để quản lý rủi ro bằng cách đặt lệnh dừng lỗ gần các mức hỗ trợ hoặc kháng cự.

Kết luận

Mức hỗ trợ và kháng cự là những khái niệm quan trọng trong việc xác định cơ hội giao dịch tiềm năng và quản lý rủi ro. Việc hiểu và áp dụng các mức hỗ trợ và kháng cự có thể giúp cải thiện đáng kể khả năng thành công của nhà giao dịch.

Đừng ngần ngại thực hành cách sử dụng các chỉ báo này trong tài khoản thực hành IQ Option của bạn để tối đa hóa lợi nhuận.

Giao dịch ngay