Khái niệm quan trọng mà tất cả các nhà giao dịch mới bắt đầu nên tìm hiểu trước khi thực hiện giao dịch đầu tiên là gì? Nhiều người sẽ cho rằng đó là sự khác biệt giữa thị trường giá lên và thị trường giá giảm. Nhà giao dịch cần phải hiểu được hướng đi của thị trường để chọn đúng chiến lược và đạt được kết quả mong muốn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích khái niệm thị trường giá tăng và thị trường giá giảm đồng thời giới thiệu một số chiến lược chính có thể áp dụng khi giao dịch trong thị trường giá tăng và thị trường giá giảm.

Thị trường giá tăng và thị trường giá giảm là gì?

Các thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả tình trạng hiện tại của thị trường tài chính. Khi thị trường giá tăngnghĩa là nền kinh tế đang tăng trưởng và giá cổ phiếu đang tăng từ đó thu hút các nhà đầu tư. Thị trường giá giảm thì ngược lại, khi đó nền kinh tế chậm lại và giá bị sụt giảm. 

Bạn cũng có thể sử dụng khái niệm này để phân tích tâm lý thị trường đối với các loại tài sản cụ thể. Nhìn chung, tâm lý thị trường có xu hướng tăng khi giá tăng. Và giảm khi giá tài sản giảm.

Ví dụ về tâm lý thị trường tăng giá trên đồ thị giá của Exxon Mobil

Cả thị trường giá tăng và thị trường giá giảm đều có thể mang đến những cơ hội giao dịch hấp dẫn. Nhiều người thích giao dịch khi thị trường giá tăng bằng cách mở các vị thế mua và chờ giá tăng. Bên cạnh đó, thị trường giá giảm cũng là một cơ hội tốt để bán ra và hưởng lợi từ biến động giá ngắn hạn. Chìa khóa thành công nằm ở việc lựa chọn chiến lược giao dịch phù hợp để thu được lợi nhuận từ những điều kiện thị trường cụ thể. 

Ví dụ về thị trường giá tăng

Nói chung, trong thị trường có xu hướng tăng giá, nhu cầu về tài sản sẽ lớn hơn nguồn cung. Nguyên nhân là vì nhiều người kỳ vọng giá sẽ tăng nên sẵn sàng mua vào. Hậu quả làm giá tăng lên. Tuy nhiên, sẽ đến lúc xu hướng này dừng lại, vì vậy điều quan trọng là phải nắm bắt đúng thời điểm để bán ra và thu lại lợi nhuận trước khi xu hướng thay đổi.

Thị trường này thường được gọi là thị trường có xu hướng tăng giá, trong đó giá cổ phiếu sẽ tăng 20% trở lên so với số liệu thấp hơn gần nhất.

Netflix bullish trend
Ví dụ về xu hướng tăng giá của Netflix, Inc.

Ví dụ về thị trường giá giảm

Thị trường giá giảm khi nền kinh tế chậm lại và giá tài sản bị sụt giảm. Nhà đầu tư không sẵn sàng đầu tư tiền vào những tài sản có giá giảm, nhiều người muốn bán ra khiến giá giảm xuống. Tương tự như thị trường giá tăng, bạn có thể xác định thị trường giá giảm khi giá giảm 20%.

Tesla bearish trend
Ví dụ về xu hướng giá giảm của Tesla, Inc.

Làm thế nào để giao dịch trong thị trường giá tăng?

Có nhiều chiến lược giao dịch trong thị trường giá tăng mà bạn có thể thử. Dưới đây là một số chiến lược cơ bản mà bạn có thử khi bắt đầu.

Mua và Giữ

Đây là một trong những chiến lược giao dịch cơ bản và đơn giản nhất trong thị trường giá tăng. Bạn sẽ mở vị thế mua và chờ giá tăng lên. Khi giá đạt đến một mức nhất định, các nhà giao dịch sẽ bán đi và thu lại lợi nhuận. Chiến lược giao dịch trong thị trường giá tăng này sẽ mang lại hiệu quả nếu bạn nắm chắc giá tài sản sẽ tăng trong tương lai gần.

Với phương pháp này, bạn cần phải giữ bình tĩnh và tuân thủ theo kế hoạch của mình. Nhiều nhà giao dịch giữ giao dịch của họ ở vị thế mở quá lâu với hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng vì vậy bỏ lỡ thời điểm thích hợp để đóng giao dịch. Để tránh tình trạng này, bạn có thể sử dụng tính năng chốt lời và cắt lỗ. Tính năng này có thể giúp bạn thu được lợi nhuận tối đa và giảm các khoản lỗ tiềm ẩn.

Mua và Giữ Nâng cao

Chiến lược giao dịch trong thị trường giá tăng này cũng tương tự như chiến lược ở trên, tuy nhiên có một số thay đổi. Bạn không chỉ duy trì các giao dịch hiện tại của mình cho đến khi giá tài sản đạt đến một mức nhất định, mà còn thêm các giao dịch mới khi giá tăng vài điểm. Phương pháp này có thể làm tăng lợi nhuận cuối cùng của bạn một cách đáng kể, tuy nhiên cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định, đặc biệt là với giao dịch bằng tiền ký quỹ. Vì vậy, bạn nên cân nhắc cẩn thận các rủi ro và xem xét các kết quả khác nhau trước khi đưa ra quyết định giao dịch.

Làm thế nào để giao dịch trong thị trường giá giảm?

Khi nói đến chiến lược giao dịch trong thị trường giá giảm, chiến lược cơ bản là bán khống. Chiến lược này giúp bạn có cơ hội kiếm lợi nhuận từ thị trường giá giảm. Nếu bạn giao dịch CFD (Hợp đồng chênh lệch), bạn không cần phải mua tài sản cơ bản – bạn chỉ cần giao dịch dựa trên chênh lệch giá. Điều này có nghĩa là bạn có thể mở các vị thế mua hoặc bán tùy thuộc vào điều kiện thị trường. Trong trường hợp bán khống, bạn chỉ cần mở giao dịch và kỳ vọng giá tài sản sẽ giảm.

Tương tự như các chiến lược giao dịch trong thị trường giá tăng, chiến lược này đòi hỏi bạn phải có khả năng tự kiểm soát nhất định. Bạn nên lên kế hoạch trước về các chiến lược của mình và cố gắng tránh đưa ra các quyết định tự phát. Bạn cũng nên sử dụng các công cụ quản lý rủi ro chẳng hạn như cắt lỗ. 

Hãy thử phương pháp này

Khi giao dịch trong thị trường giá tăng và thị trường giá giảm, bạn cần phải nắm bắt đúng thời điểm để đóng giao dịch trước khi xu hướng có sự thay đổi. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật chẳng hạn như đường xu hướng và chỉ báo. Ví dụ: bạn có thể thử sử dụng các đường Fibonacci để đánh giá xu hướng hiện tại và xác định xem giá có đảo chiều hay không. Công cụ này có thể giúp bạn lựa chọn thời điểm tối ưu để mở hoặc đóng giao dịch và thu được lợi nhuận từ thị trường giá tăng hoặc thị trường giá giảm.

Fibonacci lines
Ví dụ về đồ thị giá sử dụng đường Fibonacci

Kết luận

Nhà giao dịch cần phải nắm khái niệm “Thị trường giá tăng và thị trường giá giảm là gì?” để đưa ra quyết định giao dịch chính xác. Có nhiều chiến lược giao dịch khác nhau cho hai điều kiện thị trường này: quan trọng là bạn phải lựa chọn chiến lược hiệu quả nhất và tin tưởng vào chiến lược đó. Để xác định thời điểm tối ưu để mở hoặc đóng giao dịch, bạn có thể áp dụng các công cụ phân tích kỹ thuật. Các công cụ này có thể giúp bạn nắm bắt khi xu hướng đảo chiều và thu về lợi nhuận từ các cơ hội giao dịch mà thị trường giá tăng và thị trường giá giảm mang lại.

Giao dịch ngay