Cuối năm là thời điểm để chúng ta đặt ra những mục tiêu và dự định mới. Khi được hỏi về những thay đổi trong phương pháp giao dịch, nhiều nhà giao dịch trả lời rằng họ mong muốn có thể lập kế hoạch giao dịch tối ưu hơn. Trên thực tế, lập kế hoạch giao dịch là một bước quan trọng để xây dựng thói quen giao dịch hiệu quả, tuy nhiên bước này lại thường bị xem nhẹ. Những nhà giao dịch có khuynh hướng hành động một cách tự phát nên lập trước danh sách kiểm tra giao dịch. Hôm nay, chú lùn trợ tá của ông già Noel sẽ giúp chúng ta về vấn đề này.

Danh sách kiểm tra giao dịch là gì?

Danh sách kiểm tra giao dịch sẽ liệt kê các điểm và các bước quan trọng mà nhà giao dịch nên thực hiện trước khi tham gia giao dịch. Trước khi giao dịch, nhà giao dịch cần thực hiện khá nhiều bước bao gồm kiểm tra các điều kiện giao dịch, tiến hành phân tích kỹ thuật, đưa ra quyết định về quy mô giao dịch, thực hiện quản lý rủi ro một cách cẩn thận, v.v. Kế hoạch giao dịch là chiến lược để thực hiện các giao dịch, còn danh sách kiểm tra giao dịch là công cụ giúp bạn thực hiện kế hoạch đó một cách suôn sẻ, đảm bảo tính kỷ luật và nhất quán. Tùy thuộc vào cách tiếp cận của mỗi nhà giao dịch mà danh sách kiểm tra giao dịch sẽ có những điểm khác nhau. Bạn có thể tùy chỉnh theo ý thích của mình. Dưới đây là một ví dụ về các yếu tố có trong danh sách kiểm tra giao dịch.

Điều kiện giao dịch

Đánh giá các điều kiện giao dịch là cơ sở để thực hiện giao dịch. Trước khi thực hiện giao dịch, bạn cần phải kiểm tra xem điều kiện giao dịch hiện tại có phù hợp với điều kiện cần thiết đối với chiến lược của mình không. 

Kiểm tra tài sản, hướng đi của xu hướng, thời gian, biến động, khối lượng và các yếu tố quan trọng khác. Tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng dựa trên các công cụ kỹ thuật mà bạn yêu thích đồng thời phải có cái nhìn tổng thể và chú ý đến các sự kiện có thể ảnh hưởng đến kết quả giao dịch của mình. Hiệu quả giao dịch của bạn sẽ phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị của bạn, vì vậy bạn cần cẩn trọng và tiến hành đánh giá tài sản mình chọn thay vì hành động một cách vội vàng. 

Quản lý rủi ro

Khi chuẩn bị cho việc giao dịch, bạn cần tính đến tất cả các kết quả có thể xảy ra, bao gồm cả việc thua lỗ. Quản lý nguồn tiền bao gồm việc thiết lập các mức cắt lỗ và chốt lời, tối ưu hóa quy mô đầu tư cũng như thiết lập các mục tiêu và giới hạn theo ngày. Hãy thêm các điểm này vào danh sách kiểm tra để đảm bảo bạn thực hiện đầy đủ các biện pháp cần thiết để bảo vệ nguồn vốn của mình và hạn chế những tổn thất có thể xảy ra. 

Tâm lý và trạng thái cảm xúc

Danh sách kiểm tra giao dịch sẽ không hoàn chỉnh nếu thiếu đi yếu tố tâm lý của nhà giao dịch, vì đây là một thành phần quan trọng trong quá trình giao dịch. Trạng thái cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến hành vi của bạn và có thể tác động tiêu cực đến kết quả giao dịch của bạn. Phấn khích hoặc thất vọng cực độ là những cảm xúc có hại gây cản trở kế hoạch giao dịch của bạn. Đánh giá cảm xúc của bạn — bạn cảm thấy thế nào? Hãy bình tĩnh lắng nghe những suy nghĩ của mình và chấp nhận những suy nghĩ đó thay vì cố gắng hợp lý hóa chúng.

Sau khi xác định được cảm xúc của mình, bạn hãy tập trung vào kế hoạch giao dịch hiện có. Lúc này bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn vì bạn hiểu mình đang ở trạng thái cảm xúc nào. Hiểu được cảm xúc của mình trong quá trình giao dịch có thể giúp bạn tránh bị tình trạng lo sợ, tham lam và phấn khích của mình kiểm soát khi giao dịch.

Lời kết

Danh sách kiểm tra giao dịch không cần phải quá phức tạp, tuy nhiên nó cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo không bỏ sót bất cứ chi tiết nào trước khi bắt đầu giao dịch. Bạn có thể tạo danh sách với các gạch đầu dòng để dễ dàng gạch đi sau khi hoàn thành. Hãy tùy chỉnh danh sách kiểm tra để phù hợp với nhu cầu của bạn, tuy nhiên bên cạnh đó bạn cũng cần đảm bảo danh sách này sẵn sàng để sử dụng cho giao dịch trong năm mới! 

Giao dịch ngay